27 tháng 10 2013

Nghị định 116 năm 2013 về phòng, chống rửa tiền/ Decree 116 on the prevention of money laundering

Theo quy định, phải phân loại khách hàng để chống rửa tiền

Sau khi Luật Phòng chống rửa tiền có hiệu lực từ đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2013) quy định chi tiết thi hành/ After the Law on the Prevention of Money Laundering which took effective from January 2013, the Prime Minister has issued the Decree No. 116/2013/ND-CP (taking effect from October 10, 2013) regulating:

* một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền/ the implementation of the Law on the Prevention of Money Laundering

* về các biện pháp phòng, chống rửa tiền/ anti-money laudering measures

- Nhận biết, báo cáo và lưu giữ thông tin khách hàng/ customer idenfication, reporting & storing customer information

- Thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền/ collection, processing, and transfer of anti-money laudering information

* trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và / anti-money laundering responsibilities of state agencies, and

* hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền/ international co-operation on anti-money laundering

Những điểm đáng chú ý/ Notable points:

1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau/ A financial entity must take measures to identify customers in the following cases:

Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác/ When a customer for the first time opens an account comprising a payment account, savings account, card account or other type of account;

Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp/ When a client for the first time establishes a relationship with the financial entity in order to use products or services supplied by such financial entity;

Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn. Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày/ When a client conducts an irregular high value transaction. Irregular high value transaction means a transaction with a total value of three hundred million (300,000,000) dong or more within the one day by a client without an account or with a payment account but who has not conducted transactions within a period of six (6) months or more;

Khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo/ When implementing an electronic money transfer without details of the name, address or account number of the sender;
Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền/ When there is a suspicion about any transaction or about parties to a transaction being connected to money laundering activities;

Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó/ When there is a suspicion about the accuracy or completeness of previously collected client identification information.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, casino phải tiến hành các biện pháp nhận biết khách hàng đối với khách hàng có giao dịch tài chính với tổng giá trị từ 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng trở lên trong một ngày/ Organizations and individuals conducting a prized gaming or casino business must take measures to identify customers with financial transactions with a total value of sixty million (60,000,000) dong or more within the one day.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản và sàn giao dịch bất động sản phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong việc cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản/ Organizations and individuals providing real estate management business services, real estate brokerage or real estate trading floor services must take measures to identify clients being purchasers or sellers in activities of real estate purchase and sale brokerage, or being asset owners during the provision of real estate management services.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim loại quý và đá quý phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng có giao dịch bằng tiền mặt mua, bán kim loại quý, đá quý có giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày/ Organizations and individuals conducting precious metal and stone ["precious commodities"] business must take measures to identify customers who buy or sell in cash precious commodities with a value of three hundred million (300,000,000) dong or more within the one day.

5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; dịch vụ quản lý tiền, chúng khoán hoặc các tài sản khác của khách hàng; dịch vụ quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; dịch vụ điều hành, quản lý hoạt động công ty của khách hàng; tham gia vào hoạt động mua, bán các tổ chức kinh doanh/ Organizations and individuals providing notary or accounting services, or legal services of lawyers or legal practising organizations must take measures to identify the client when representing a client to prepare conditions for conducting, or when they themselves conduct on behalf of the client a transaction transferring a land use right or house ownership; or when [providing services of] managing money, securities or other assets of the client; or when [providing services of] managing an account of a client at a bank or securities company; or when [providing services of] operating or managing corporate activities of a client; or when participating in activities of purchase and sale of a business organization.

6. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư là tổ chức, cá nhân nhận tiền hoặc tài sản từ một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân ủy thác để thực hiện giao dịch liên quan đến tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân ủy thác. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên ủy thác/ Organizations and individuals providing investment entrustment services means organizations and individuals who receive money or assets from one or more entrusting entities to conduct a transaction involving such money or assets of the entrusting entity or entities. Organizations and individuals providing investment entrustment services must take measures to identify the client being the entrustor.

7. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp văn phòng đăng ký, địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh; cung cấp dịch vụ đại diện cho doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu các dịch vụ đó/ Organizations and individuals providing services of establishing, managing and operating enterprises; or offices for registration, business address or location; or of enterprise representation must take measures to identify clients using or requesting such services.

8. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký giám đốc đó/ Organizations and individuals providing services of supplying enterprise directors and enterprise director's secretaries to third parties must take measures to identify such third parties and the enterprise directors or enterprise director's secretaries.

9. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cung cấp người đại diện cho cổ đông phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với cổ đông và người đại diện cho cổ đông đó/ Organizations and individuals providing services of supplying shareholder representatives must take measures to identify such shareholders and representatives.

Tải văn bản pháp lý/ Legal documents: Click here for English version, and click here for Vietnamese version.

20 tháng 4 2013

Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg, quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

Tiếp theo sau Luật phòng chống rửa tiền có hiệu lực vào 01/01/2013, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 20/2013/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 20) ban hành quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam/ Further to the Law on Anti-Money Laundering which took effective from 1 January 2013, the Prime Minister has just signed the Decision 20/2013/QD-TTg (hereinafter called as "Decision 20") regulating the amount of a high value transaction required to be reported to the State Bank of Vietnam.

Theo Quyết định 20, kể từ ngày 10/06/2013, các giao dịch có giá trị lớn từ 300 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Đối tượng phải thực hiện báo cáo gồm các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 3 & khoản 4, Điều 4 của Luật Phòng, chống rửa tiền, cụ thể/ According to the Decision 20 taking effective from 10-June-2013, the amount of high value transactions required to be reported is from VND 300 million (or approximately 14,250 US$). Applicable entities shall be the financial institutions, and to the relevant organizations and individuals conducting non-financial business lines prescribed in clauses 3 and 4 respectively of article 4 of the Law on Anti-Money Laundering, as follows:

"3. Tổ chức tài chính là tổ chức được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây/ Financial organization is an organization granted the license to carry out one or a number of the following operations::
a) Nhận tiền gửi;/ Receiving deposits;
b) Cho vay;/ Making loan;
c) Cho thuê tài chính;/ Financial leasing;
d) Dịch vụ thanh toán;/ Payment service;
đ) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, lệnh chuyển tiền, tiền điện tử;/ Issuing the instruments of assignment, credit cards, debit cards, money orders, electronic money;
e) Bảo lãnh ngân hàng và cam kết tài chính;/ Banking guarantee and financial undertaking;
g) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;/ Providing foreign exchange services and monetary instruments on the money market;
h) Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán;/ Consulting and guaranteeing the securities issuance and agency of securities distribution;
i) Quản lý danh mục vốn đầu tư;/ Managing the investment capital portfolio;
k) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác;/ Managing cash or securities for other organizations and individuals;
l) Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; hoạt động đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ;/ Providing insurance services and investment operation related to the life insurance;
m) Đổi tiền./ Money exchange.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:/ The organizations and individuals that are doing business in the relevant non-financial sector are the organizations and individuals carrying out one or a number of operations as follows:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, casino;/ Doing business in games with prizes, casino;
b) Kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản;/ Doing business in the services of real estate management, the brokerage of real estate, real estate trading floor;
c) Kinh doanh kim loại quý và đá quý;/ Trading in precious metal and stone;
d) Cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;/ Providing notary and accounting service, the lawyer’s legal service and lawyer practice organization;
đ) Dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba./ Investment trust services, services of establishment, management and executive of enterprise; services of director and secretary provision of the enterprise to a third party."



Download Decision 20/2013/QD-TTg

29 tháng 10 2012

TYPES OF COLLECTION (URC522)


This post is copied from Mr.OldMan

--------------------------------------

QUESTION

Dear Mr. Old Man,

I am confusing about some matters concerning to URC522. Would you pls explain me about the matter as follows:
.
1. As Article 14(b) URC522 stated: ‘’Banks will not be aliable or responsible for any delays resulting from the need to obtain clarification of any instructions received’’
Because the collecting bank/presenting bank is large knowledge about international terms, which causes to the delay in payment. Which party will be aliable or responsible for any delays resulting from the need to obtain clarification of any instructions received?
Examle: Collection letter stated: ‘’Deliver docs against acceptance of the bill of exchange payable at 60 days from shipment date, hold for collection at maturity and advise us of the due date’’.
The bill of exchange was accepted and the goods released. However, the collecting has not clearly understood the collection instructions. Hence, there is a delay in making payment.
.
R499 ICC opionions explain the words ‘’hold for collection at maturity’’ that the bill of exchange be retained within the portfolio of thecollecting bank and for it to seek payment on the due date’’.
Must the collecting bank bear the responsibility for the delay in making payment?
.
2. Why is art7 URC522 only mention bill of lading while art 2(a)(iii) indicate ‘’deliver docs on other terms and conditons’’?
.
3. Case 1: collection docs not contain bill of exhange
Collection schedule (not mention any tenor) states as follows:
+ maturity date: 30 OCT 2012
+ delivery documents against the drawee’s letter of undertaking/promissory note
(not stating that docs are to be released to the drawee against acceptance/ payment as art 7)
This collection instruction means that:
 a. Delivery docs against the drawee’s letter of undertaking, and the payment is effected at maturity date 30 OCT 2012?
As the request’s drawee, can the collecting effect payment before 30 OCT 2012 without advice their action to the remitting bank?

b. Delivery docs against payment and the drawee’s letter of undertaking?

4. Case 2: collection docs contain bill of exhange stated maturity date: 30 OCT2012
Collection schedule (not mention any tenor) states as follows:
+ maturity date: 30 OCT 2012
+ delivery documents against acceptance
This collection instruction means that: Delivery docs against acceptance, and the payment is effected at maturity date 30 OCT 2012 (equivalent to D/A)?
As the request’s drawee, can the collecting effect payment before 30 OCT 2012 without advice their action to the remitting bank?
Must  bill of exchange be accepted by drawee?
.
5. Case 3: collection docs contain bill of exhange stated maturity date: 30 OCT2012
Collection schedule (not mention any tenor) states as follows:
+ maturity date: 30 OCT 2012
+ delivery documents against payment
This collection instruction means that: Delivery docs against payment, and the payment is effected at maturity date 30 OCT 2012?
As the request’s drawee, can the collecting effect payment before 30 OCT 2012 without advice their action to the remitting bank?
Must  bill of exchange be accepted by drawee?
.
 6. Case 3: Is 7(c)URC522 request that bill of exchange is accepted by drawee?

I hope the reply at yr earliest convenience.

Thank you so much!!!
Wish you all best in your life!
Warm regards,
HML
-----------

ANSWER
.
Dear HML,
  1. Collecting bank’s liability in D/A collection:
Banks in sub-article 14(b) URC 522 may imply the remitting bank or the collecting bank/presenting bank. If the instructions given by the principal (exporter) to the remitting bank are not clear, the remitting bank is not responsible for  any delays resulting from the need to obtain clarification of any instructions  received by the remitting bank.  Similarly, if the instructions given by the remitting bank to the collecting bank/presenting bank are not clear, the collecting bank/presenting bank is not responsible for  any delays resulting from the need to obtain clarification of any instructions  received by the collecting bank/presenting bank. I would like to note you the phrase “any delays resulting from the need to obtain clarification of any instructions  received” which is quite different from the delays in making payment.
.
I think the instructions given by the remitting bank are clear enough, i.e., the collecting bank is instructed to deliver the documents against acceptance of the draft and hold it for collecion at maturity. Sub-article 14(b) URC 522 has nothing to do with your case.
.
Like in L/C transaction, in collection transactions, unless otherwise instructed, the drafts accepted by the drawee (importer) would be retained in the collecting bank’s porfolio until the payment is made. However, this does not mean that the collecting bank must be responsible for any delay in payment or non- payment. If no payment is made or if  the payment is delayed, the accepted draft would serve as an evidence for the principal to insist on late payment interest or to sue the importer.
.
2. Deliver of  documents on other terms and conditions:
Delivery of documents against payment or acceptance are common instructions. In reality there are types of collections other than D/P and DA which means delivery  of documents on other terms and conditions. These types may include:
(i)                Delivery of  documents against promissory notes.
(ii)              Delivery of  documents against a letter of undertaking to pay.
(iii)            Delivery of  documents against a trust receipt
(iv)            Delivery of  documents against partial payments

3. Case 1 is one of the types mentioned in my answer to Question no. 2.  Some countries may levy stamp duties on financial instruments like drafts, so buyers and sellers may agree to use  letters of undertaking to pay or promissory notes. The maturity in this case is pre-determined. Upon delivery of the documents against a letter of undertaking to pay or promissory note, the collecting bank should advise the principal/remitting bank of the same effect.

4. Case 2 is is much the same as D/A collection where the maturity date is pre-determined. Upon delivery of the documents against acceptance, the collecting bank should advise the principal/remitting bank of the same effect.

5. Case 3: Correct. Documents are delivered against payment, and the payment is effected at pre-determined maturity date 30 OCT 2012. It depends. The collecting bank may advise the principal/remitting bank of the same effect.

6. Yes.

Best regards,
Mr. Old Man

28 tháng 10 2012

Luật Phòng, Chống Rửa Tiền / Law on Anti-Money Laudering



Luật Phòng chống rửa tiền của Quốc hội, số 07/2012/QH13

Ngày 18/06/2012, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13.

Theo quy định tại Luật này, các tổ chức tài chính và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan (như kinh doanh trò chơi có thưởng, casino; sàn giao dịch bất động sản; tổ chức hành nghề luật sư…) có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn. Mức giá trị của giao dịch phải báo cáo do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của NHNN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân nêu trên còn có trách nhiệm báo cáo NHNN khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền. Các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm: Khách hàng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, nhất quán; có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn…

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

* Tải về, tiếng Việt

* Download, English

24 tháng 6 2012

Phiên bản mới của ISBP/ What’s new on revised ISBP?

By Nguyễn Hữu Đức, facebook page

Cùng với UCP 600, ISBP 681 được xem như một cuốn cẩm nang không thể thiếu đối với các ngân hàng, các công ty xuất nhập khẩu, các chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm…  trong việc lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng (L/C).

 Along with UCP 600, ISBP 681 is considered as the most essential guidebook to most of banks, trading companies, logistics specialists, insurance companies, etc. in respect of preparing and checking L/C documents.

Sau khi UCP 600  được thông qua vào tháng 10/2006, Ủy ban Ngân hàng ICC đã tiến hành sửa đổi ISBP 645 (Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ theo L/C) để phù hợp với nội dung quy định của UCP 600. ISBP 681 đang được sử dụng hiện nay chính là bản sửa đổi từ ISBP 645. Quá trình sửa đổi tương đối ngắn và có phần vội vã nên sau gần hai năm áp dụng, ISBP 681, trong chừng mực nào đó,  đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C.  Đây chính là lý do mà Ủy ban Ngân hàng ICC, tại cuộc họp Dubai vào tháng 3/2009, đã quyết định sửa đổi ISBP 681.

After publishing UCP 600 in October 2006, ICC Banking Commission has been continuously amending International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits (ISBP) 645  in order to be of consistency with UCP 600. The prevailing ISBP 681 has been replacing the previous ISBP 645. Due to a fairly short and rushed duration of revision, ISBP 681 has been facing some mistakes; therefore, it does not meet conditions of practice in reality for nearly 2 years. By way of revision of UCP 600, ICC Banking Commission made a decision to revise ISBP 681 at the ICC Banking Commission meeting held in Dubai in March 2009.

Có thể còn quá sớm để nêu ra những điểm mới của ISBP vào thời điểm này bởi đây mới chỉ là bản dự thảo thứ ba (Dự thảo) và chắc chắn sẽ còn được các chuyên gia cũng như các ủy ban ICC quốc gia góp ý sửa đổi, bổ sung trước khi bản dự thảo cuối cùng chính thức được thông qua. Dự thảo có nhiều thay đổi so với ISBP 681. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này,  người viết xin được cung cấp các đồng nghiệp và người đọc quan tâm một số điểm mới của  ISBP tương lai mà các ngân hàng, các công ty xuất nhập khẩu, các chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm…  cần quan tâm.

 At the present, it’s too early to point out new amendments of the draft ISBP because this is the thirdly revised version which shall be further commented/ implemented by experts as well as the ICC Governing Committee before being officially published. There are key amendments on the draft ISBP in corresponding with ISBP 681. However, a writer would like to provide to readers and colleagues some revised articles of the future ISBP which shall be paid attention by banks, trading companies, logistics specialists, and insurance companies, etc.  

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUY ĐỊNH Ở PHẦN MỞ ĐẦU

 Phần mở đầu (Preliminary Considerations) của Dự thảo đề cập đến một số điều mà các bên cần cân nhắc liên quan đến yêu cầu phát hành và việc phát hành và sửa đổi L/C. Dự thảo bao gồm các quy định tương tự như ISBP 681 nhưng có sự thay đổi thứ tự các quy định cũng như một số nội dung.

Nếu như ISBP 681 chỉ quy định người yêu cầu phát hành L/C (người yêu cầu) phải chịu rủi ro về sự mơ hồ thể hiện trong chỉ thị phát hành và sửa đổi L/C, thì Dự thảo quy định bổ sung thêm trách nhiệm của ngân hàng phát hành (NHPH) phải bảo đảm rằng L/C và sửa đổi L/C do mình phát hành không được mơ hồ hay mâu thuẫn với các điều khoản của L/C. NHPH có thể tư vấn cho người yêu cầu, và nếu người yêu cầu không có chỉ thị ngược lại, thì NHPH có thể bổ sung hoặc phát triển chỉ thị đó theo cách cần thiết hoặc thích hợp để cho phép L/C hoặc sửa đổi L/C được sử dụng.

ISBP 681 quy định người yêu cầu phải hiểu rằng UCP 600 có các  Điều 3, 14, 9, 20, 21, 23, 24, 28(i), 30 và 31 giải thích các điều khoản mà theo cách đó có thể tạo ra những kết quả không mong đợi, trừ khi người yêu cầu đã quen với các điều khoản như thế... Dự thảo quy định bổ sung thêm trách nhiệm của  NHPH và sửa đổi như sau:

Người yêu cầu và NHPH nên hiểu đầy đủ nội dung của UCP 600 và nên biết rằng các điều 3, 14, 9, 20, 21, 23, 24, 28(i), 30 và 31 giải thích các điều khoản mà theo cách giải thích đó có thể tạo ra những kết quả không mọng đợi…

ISBP 681 quy định L/C không nên yêu cầu chứng từ xuất trình chứng từ do người yêu cầu phát hành, ký hoặc ký đối chứng; nếu L/C được phát hành có quy định điều khoản như thế thì người thụ hưởng phải yêu cầu sửa đổi hoặc tuân theo và chịu rủi ro nếu không thể thực hiện được điều khoản đó. Dự thảo bổ sung thêm sửa đổi L/C và quy định lại như sau:
L/C không nên yêu cầu chứng từ xuất trình chứng từ do người yêu cầu phát hành, ký hoặc ký đối chứng. Tuy nhiên, nếu L/C hoặc sửa đổi L/C được phát hành có yêu cầu như thế, thì người thụ hưởng nên cân nhắc sự thích hợp của việc yêu cầu chứng từ như thế và xác định khả năng tuân theo yêu cầu đó, hoặc yêu cầu một sửa đổi thích hợp.
 
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG 

            Ở phần giải thích các chữ viết tắt, Dự thảo quy định bổ sung:

            Nếu L/C sử dụng chữ viết tắt, thì chứng từ xuất trình có thể sử dụng chữ viết tắt hoặc thể hiện từ đánh vần đầy đủ.

            Đối với ký hiệu “/”, Dự thảo bổ sung thêm ví dụ để làm rõ nghĩa:

            Nếu L/C quy định “màu đỏ/màu đen/màu xanh” mà không có giải thích thêm thì có nghĩa là chỉ màu đỏ hoặc chỉ màu đen hoặc chỉ màu xanh hoặc bất kỳ sự kết hợp giữa các màu.

             Các chứng nhận và lời khai 
            
             Liên quan đến quy định các chứng nhận và lời khai (Certifications and Declarations), Dự thảo  quy định tương tự như ISBP 681 nhưng tách ra làm 3 đoạn và bổ sung ví dụ để làm rõ ý nghĩa:

(i)        Chứng nhận hoặc lời khai phải được ký;

(ii)        Chứng nhận và lời khai có phải ghi ngày hay không phụ thuộc vào loại chứng nhận hoặc lời khai được yêu cầu, từ ngữ yêu cầu và từ ngữ thể hiện trong chứng từ.  Ví dụ, L/C yêu cầu xuất trình chứng nhận của người thụ hưởng chứng nhận chứng từ đã được gửi đi trong vòng 7 ngày sau ngày giao hàng và chứng nhận của người thụ hưởng xuất trình  có ghi như vậy thì không cần phải ghi ngày;

(iii)        Nếu chứng nhận hoặc lời khai nằm trong chứng từ khác đã ký và ghi ngày thì chứng nhận và lời khai không cần phải có chữ ký và ghi ngày nữa.

             Ngày, tháng

             So với ISBP 681, Dự thảo quy định chi tiết hơn về ngày, tháng của hối phiếu, chứng từ bảo hiểm và chứng từ vận tải, cụ thể như sau:

             Ngay cả khi L/C không yêu cầu như vậy một cách rõ ràng, thì:

(i)        các hối phiếu cũng phải ghi ngày phát hành;

(ii)       các chứng từ bảo hiểm phải ghi ngày phát hành hoặc  hiệu lực của bảo hiểm;

(iii)      các chứng từ vận tải, tuân thủ theo các điều 19-25 UCP 600, phải ghi ngày phát hành, ghi chú bốc hàng lên tàu cùng ngày giao hàng, ngày nhận hàng để giao (a date of receipt for shipment), ngày gửi hàng hoặc vận chuyển (a date of dispatch or carriage), ngày nhận hàng để chở (a date of taking in charge) hoặc ngày nhận (a date of pick up or of receipt) theo yêu cầu của các điều tương ứng.

             Dự thảo bổ sung thêm quy định: 

             Việc một chứng từ có một ô, trường hay chỗ để điền các dữ liệu, thì không nhất thiết có nghĩa rằng ô, trường hoặc chỗ đó phải được điền các dữ liệu. Ví dụ, người ta không yêu cầu phải điền các dữ liệu vào ô “Thông tin kế toán” (accounting inforrmation) hoặc “Thông tin xử lý” (handling information) thường thấy trên vận đơn đường không.

          Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP

             So với ISBP 681 Dự thảo bổ sung thêm hai thuật ngữ:

(i)     “Shipping company” (công ty vận tải biển) - trong ngữ cảnh là người phát hành chứng nhận hay lời khai - là một bên bất kỳ khác với người thụ hưởng bất kể họ đã hay không phát hành hoặc ký chứng từ vận tải được xuất trình; và

(ii)    “Documents acceptable as presented “ (có thể chấp nhận các chứng từ như được xuất trình)  là một xuất trình có thể bao gồm tất cả hoặc một số các chứng từ quy định miễn là chúng được xuất trình trong thời hạn hiệu lực quy định trong L/C và số tiền thanh toán nằm trong giá trị L/C. Các chứng từ đó sẽ không được kiểm tra sự phù hợp theo UCP 600 bao gồm chúng có được xuất trình đúng số lượng bản gốc hay bản sao theo yêu cầu hay không.

             Ngôn ngữ của chứng từ

             ISBP 681 quy định các chứng từ do người thụ hưởng phát hành phải bằng ngôn ngữ của L/C. Nếu L/C quy định có thể chấp nhận chứng từ phát hành bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ, thì ngân hàng chỉ định, khi thông báo L/C có thể hạn chế số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết trong L/C. Dự thảo sửa đổi quy định về ngôn ngữ của chứng từ như sau:

(i)        Khi L/C không quy định về ngôn ngữ của chứng từ, thì chứng từ có thể được phát  hành bằng bất kỳ ngôn ngữ nào;

(ii)       Khi L/C không quy định về ngôn ngữ của chứng từ hoặc cho phép hai hoặc nhiều hơn ngôn ngữ có thể chấp nhận, thì ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định có thể giới hạn ngôn ngữ hoặc số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết trong L/C và dữ liệu chỉ được lập bằng ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ có thể chấp nhận;

(iii)      Khi L/C quy định ngôn ngữ của chứng từ xuất trình, thì dữ liệu điền vào chứng từ phải là bằng ngôn ngữ đó. Tuy nhiên,  tên người, tổ chức, dấu đóng,  xác nhận tính pháp lý, ký hậu và nội dung in sẵn trên chứng từ, chẳng hạn nhưng không hạn chế các tiêu đề,  có thể bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ được yêu cầu.

              Quy định của Dự thảo khác ISBP ở hai điểm:

 (i)        Nếu L/C không quy định ngôn ngữ của chứng từ thì chứng từ, bao gồm cả chứng từ phát hành bởi người thụ hưởng, có thể được lập bằng bất kỳ ngôn ngữ nào;

(ii)        Ngay cả L/C có quy định ngôn ngữ của chứng từ  thì điều đó chỉ áp dụng đối với dữ liệu sẽ điền vào biểu mẫu chứng từ, chứ không áp dụng đối với tiêu đề in sẵn, nội dung in sẵn,  tên hay tổ chức, dấu đóng, lời chứng nhận pháp lý, ký hậu  hoặc nội dung tương tự.

             Thực tế cho thấy để thuận tiện cho việc kiểm tra sự phù hợp của chứng từ,  một số ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng ở Việt Nam, khi phát hành L/C thường quy định tất cả các chứng từ phải được phát hành bằng tiếng Anh (All documents must be made in English). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cho dù L/C quy định như vậy nhưng theo điểm (ii) trên đây, có thể chấp nhận  một chứng từ, ví dụ, một chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Ý phát hành với các tiêu đề in sẵn bằng tiếng Ý miễn là các dữ liệu yêu cầu, ví dụ, mô tả hàng hóa, điền vào mẫu chứng nhận xuất xứ đó phải được được thể hiện bằng tiếng Anh phù hợp với điều khoản của L/C.

            Bản gốc và bản sao

            Về số lượng bản gốc phải xuất trình, ISBP 681 quy định chứng từ nói chung, trong khi Dự thảo nêu đích danh chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm và hối phiếu phải xuất trình đúng số lượng bản gốc nêu trên các chứng từ đó trừ phi L/C yêu cầu khác.

           Dự thảo cũng bổ sung thêm ví dụ minh họa để xác định L/C yêu cầu bản gốc hay bản sao:

           Nếu L/C yêu cầu xuất trình “photocopy of a signed invoice” (bản photocopy của một hóa đơn đã ký), thì yêu cầu này sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình hoặc là một bản photocopy hoặc bản sao thể hiện là một bản photocopy hoặc bản sao của hóa đơn gốc được ký rõ ràng bởi hoặc thay mặt người phát hành hoặc, nếu không cấm, một hóa đơn gốc đã ký.


            Các chữ ký


            Dự thảo bổ sung quy định:

            Nếu người ký ghi là ký thay mặt (for or on behalf of)  một chi nhánh của người phát hành, thì chữ ký đó được xem là chữ ký của người phát hành.

            Tên của chứng từ và các chứng từ kết hợp

            Dự thảo bổ sung quy định:

            Một chứng từ được L/C yêu cầu thể hiện nhiều hơn một chức năng có thể được xuất trình bằng một chứng từ hoặc bằng các chứng từ riêng biệt thể hiện hoàn thành từng chức năng. Ví dụ, L/C yêu cầu xuất trình một Chứng nhận Chất lượng và Số lượng sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình một chứng từ hoặc bằng một Chứng nhận Chất lượng và một Chứng nhận Số lượng miễn là từng chứng từ đều thể hiện chức năng của nó và được xuất trình đúng số lượng bản gốc và bản sao theo yêu cầu của L/C.

             MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU  

          Vấn đề hối phiếu có phải là chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C hay không và sai sót trên hối phiếu có cấu thành lý do để từ chối thanh toán hay không đã trở thành một chủ đề tranh cãi chưa có hồi kết thúc bởi mặc dù ISBP có quy định về hối phiếu và cách tính ngày đáo hạn nhưng không khẳng định hối phiếu có phải là chứng từ xuất trình theo L/C và sai sót trên hối phiếu có cấu thành lý do để ngân hàng từ chối thanh toán.

             Để giải quyết dứt khoát vấn đề này Dự thảo sửa đổi ISBP lần này đã khẳng định hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành là công cụ tài chính và được xem như là một phần của yêu cầu về chứng từ của L/C trong chừng mực liên quan đến kỳ hạn, ngày đáo hạn,  số tiền, ký hậu… Tuy nhiên, Dự thảo cũng khẳng định những sai sót trên hối phiếu không liên quan đến kỳ hạn, ngày đáo hạn,  số tiền, ký hậu…  không làm cho phiếu bất hợp lệ.

            MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN VỀ HÓA ĐƠN 

            Người phát hành hóa đơn

            ISBP 681 không có quy định hướng dẫn về người phát hành hóa đơn. Dự thảo bổ sung thêm quy định này nhằm làm rõ Điều 18(a)(i) UCP 600 quy định về người phát hành hóa đơn. Theo đó, hóa đơn phải được phát hành bởi người thụ hưởng, hoặc bởi người thụ hưởng thứ hai trong trường hợp L/C đã được chuyển nhượng. Khi người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng thứ hai có thay đổi tên và L/C vẫn ghi tên cũ, thì hóa đon có thể được phát hành bằng tên công ty mới miễn là có nêu “trước đây được gọi là [tên  của người thụ hưởng thứ nhất hoặc người thụ hưởng thứ hai] hoặc bằng từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

            Thanh toán hoặc giao hàng nhiều lần

            Tại các đoạn quy định về hóa đon, ISBP 681 chỉ quy định ngắn gọn về việc giao hàng nhiều lần “nếu L/C yêu cầu giao hàng nhiều lần, thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch trình giao hàng”. Dự thảo  bổ sung thêm quy định về thanh toán nhiều lần, chi tiết như sau:

(i)        Nếu việc thanh toán và giao hàng nhiều lần trong các khoản thời gian được quy định trong L/C, và bất kỳ lần giao hàng nào không được thanh toán hoặc không được thực hiện trong khoản thời gian cho phép đối với lần giao hàng đó, thì L/C không còn giá trị thanh toán cho lần giao hàng đó và cho bất kỳ lần giao hàng nào sau đó.  Các khoản thời gian là  lịch trình ngày tháng bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho mỗi lần giao hàng.

(ii)        Khi giao hàng từng phần được phép thì cho phép giao hàng nhiều lần trong mỗi lần giao hàng.

(iii)       Khi L/C quy định lịch trình thanh toán và giao hàng bằng cách chỉ ghi một số ngày chậm nhất, chứ không gi một khoản thời hạn quy định, thì đó không phải là lịch trình giao hàng nhiều lần như theo quy định của UCP 600 và Điều 32 sẽ không áp dụng.  Việc xuất trình  sẽ phải tuân thủ chỉ thị  liên quan đến lịch trình và Điều 31 UCP 600.

(iv)       Khi thanh toán và giao hàng từng phần được phép, thì bất kỳ số lần thanh toán hoặc giao hàng vào ngày trước hoặc mỗi ngày thanh toán hoặc giao hàng là được phép.

             Rõ ràng với quy định như trên của Dự thảo giúp người kiểm tra chứng từ có thể phân biệt được rõ trường hợp nào là thanh toán và giao hàng từng phần và trường hợp nào là thanh toán và giao hàng nhiều lần được quy định tại  Điều 31 và 32 UCP 600 vốn rất dễ gây hiểu nhầm.   

             MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC ĐIỀU 19-25 UCP 600      

            Ghi chú bốc hàng lên tàu 

            So với ISBP 681, Dự thảo quy định về ghi chú đã bốc hàng lên tàu (on board notation) rất chi tiết phù hợp với đề xuất của Ủy ban Ngân hàng liên quan đến các yêu cầu đối với ghi chú đã bốc hàng tại Văn bản số 470/1128rev final – 22/4/2010 (Document No.470/1128rev final – 22 April 2010 – Recommendations of the Banking Commission in respect of the Requirements  for an On Board Notation), cụ thể như sau:

(i)        Khi một vận đơn in sẵn “shipped on board” (đã bốc hàng lên tàu) được xuất trình, thì ngày phát hành được xem là ngày giao hàng trừ phi vận đơn có một ghi chú đã bốc hàng lên tàu riêng biệt có ghi ngày, trong trường hợp này ngày thể hiện trên ghi chú đã bốc hàng lên tàu được xem là ngày giao hàng cho dù ngày bốc hàng lên tàu xảy ra trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn.

(ii)        Khi một vận đơn ghi nơi nhận hàng giống với cảng bốc hàng, ví dụ, nơi nhận hàng là Bãi container Rotterdam CY và cảng bốc hàng là Rotterdam và không ghi phương tiện vận tải chặng đầu (hoặc ở trường phương tiện vận tải chặng đầu hoặc ở trường nơi nhận hàng) thì:

- khi một vận đơn được in sẵn “đã bốc hàng lên tàu” (shipped on board), thì ngày phát hành được xem như ngày giao hàng và  không cần có thêm một ghi chú đã bốc lên tàu.

- khi một vận đơn được in sẵn “đã nhận hàng để giao” (received for shipment), thì yêu cầu phải có một ghi chú đã bốc hàng lên tàu có ghi ngày và ngày thể hiện trong ghi chú này được xem như ngày giao hàng.

(iii)        Khi một vận đơn ghi nơi nhận hàng khác với cảng bốc hàng, ví dụ, nơi nhận hàng là Amsterdam và cảng bốc hàng là Rotterdam và không ghi phương tiện vận tải chặng đầu (hoặc ở trường  phương tiện vận tải chặng đầu hoặc ở trường nơi nhận hàng) thì:     

 - khi một vận đơn được in sẵn “đã bốc hàng lên tàu” (shipped on board), thì ngày phát hành được xem như ngày giao hàng và  không cần có thêm một ghi chú đã bốc hàng lên tàu.

- khi một vận đơn được in sẵn “đã nhận hàng để giao” (received for shipment), thì yêu cầu phải có một ghi chú đã bốc lên tàu có ghi ngày và ngày thể hiện trong ghi chú này được xem như ngày giao hàng.

(iv)        Khi một vận đơn ghi nơi nhận hàng khác với cảng bốc hàng, ví dụ, nơi nhận hàng là Amsterdam và cảng bốc hàng là Rotterdam và có ghi phương tiện vận tải chặng đầu (hoặc ở trường phương tiện vận tải chặng đầu hoặc ở trường nơi nhận hàng) và cho dù vận đơn có in sẵn “đã bốc hàng lên tàu” hoặc “đã nhận hàng để giao” hay không, vận đơn đó phải có một ghi chú đã bốc hàng lên tàu có ghi ngày, nêu tên tàu và cảng bốc hàng. Ngày thể hiện trong ghi chú này được xem như ngày giao hàng.

(iv)        Khi một vận đơn có thể hiện từ ngữ như “Khi ô nơi nhận hàng được điền thông tin thì bất kỳ ghi chú nào trên vận đơn này như  “on board” hoặc”loaded on board” (đã bốc hàng lên tàu), hoặc bằng từ ngữ có ý nghĩa tương tự, sẽ được xem là đã bốc hàng lên phương tiện  vận tải thực hiện vận tải từ nơi nhận hàng đến cảng bốc hàng” hoặc thể hiện  từ ngữ có ý nghĩa tương tự và ô nơi nhận hàng được điền thông tin, thì vận đơn phải có một ghi chú đã bốc hàng lên tàu có ghi ngày cùng tên tàu và cảng bốc hàng. Ngày thể hiện trong ghi chú này được xem như ngày giao hàng.

(v)        Khi cảng bốc hàng đích danh, theo yêu cầu của L/C, phải được ghi ở ở trường cảng bốc hàng trên vận đơn, thay vào đó nó có thể được ghi ở trường có tiêu đề là “nơi nhận hàng” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự, nếu hàng hóa rõ ràng đã được vận chuyển từ nơi nhận hàng bằng tàu, và miễn là có một ghi chú đã bốc lên tàu chứng minh hàng hóa đã được bốc lên con tàu đó tại cảng được ghi ở trường “Nơi nhận hàng” hoặc bằng từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

             Ghi chú đã bốc lên tàu áp dụng đối với vận đơn đường biển, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Đối với chứng từ vận tải đa phương thức, nếu L/C quy định việc giao hàng được thực hiện từ một cảng, tức là, ở chặng đầu của hành trình theo yêu cầu của L/C, là bằng đường biển, thì chứng từ vận tải đa phương thức cũng phải thể hiện một ghi chú bốc hàng lên tàu có ghi ngày.

             Tên quốc gia, tên cảng trên vận đơn

            Dự thảo cũng quy định tên quốc gia không cần phải xuất hiện trên chứng từ vận tải cho dù L/C có quy định tên quốc gia kèm theo nơi gửi hàng, nơi nhận hàng hoặc cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, nơi đến cuối cùng.

             Đối với vận đơn hàng không, Dự thảo quy định cho phép ghi tên cảng đi và cảng đến bằng cách sử dụng mã IATA (International Air Traffic Association) thay vì sử dụng tên đầy đủ của cảng hàng không (ví du, LAX thay vì Los Angles).

             Người nhận hàng, bên thông báo

            Liên quan đến thông tin về người nhận hàng (consignee) và bên thông báo (notify party) trên các chứng từ vận tải, ngoài những quy định tương tự như ISBP 681, Dự thảo quy định bổ sung như sau:

            Khi L/C quy định chi tiết bên thông báo (notify party), chứng từ vận tải cũng có thể thể hiện chi tiết của một hoặc thêm nhiều bên thông báo.

            Khi L/C không có yêu cầu một bên thông báo thể hiện trên chứng từ vận tải nhưng chi tiết về người yêu cầu lại thể hiện là bên thông báo, và những chi tiết này bao gồm các chi tiết về địa chỉ và các chi tiết liên hệ, thì chúng không được mâu thuẫn với các chi tiết được nêu trong L/C.

            Khi L/C yêu cầu chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa “được gửi cho người yêu cầu” (consigned to  the applicant) hoặc thông báo cho “người yêu cầu” (applicant), thì chứng từ không cần phải thể hiện chi tiết về địa chỉ và chi tiết liên lạc của người yêu cầu. Khi  các chi tiết về địa chỉ và chi tiết liên lạc của người yêu cầu thể hiện là một phần của các chi tiết về người nhận hàng hoặc bên thông báo, thì chúng không được mâu thuẫn với các chi tiết được nêu trong L/C.

            MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

            Người phát hành bảo hiểm

            Ngoài những quy định tương tự như ISBP 681, Dự thảo cho thêm ví dụ minh họa để làm rõ người phát hành bảo hiểm.

             Một chứng từ bảo hiểm phải được phát hành hoặc ký bởi một công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm (underwriter) hoặc đại lý của họ hoặc người được ủy quyền (proxy) của họ. Ví dụ, một chứng từ bảo hiểm được phát hành và ký bởi  “AA Insurance Ltd”  xem như đã được ký bởi một công ty bảo hiểm.

             Một bảo hiểm được ký bởi một đại lý hay người được ủy quyền phải ghi  tên công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm mà đại lý hoặc người được ủy quyến thay mặt để ký, trừ phi tên công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm đã được nhận biết ở đâu đó trên chứng từ bảo hiểm. Ví dụ, khi  tên “AA Insurance Ltd” đã  được nhận biết trên chứng từ bảo hiểm là người  bảo hiểm , thì chứng từ có thể ký “John Doe (by proxy) on behalf of the issuer” (John Doe - thừa ủy quyền - thay mặt cho người  bảo hiểm).

            Một bảo hiểm có thể được phát hành và ký bởi một người bảo hiểm thay mặt cho một hay nhiều người đồng bảo hiểm (co-insurers). Ví dụ, khi chứng từ được ký “AA Insurance Ltd, leading insurer for and on behalf of co-insurers” (AA Insurance Ltd, người bảo hiểm đầu mối thay mặt cho những người đồng bảo hiểm), thì chứng từ bảo hiểm không cần thể hiện tên những người đồng bảo hiểm.

            Một bảo hiểm có thể thể hiện chỉ tên thương mại/tên giao dịch (trade name) của công ty bảo hiểm ở trường ký tên miễn là tên đó được nhận biết là tên công ty bảo hiểm ở nơi khác trên chứng từ (ví dụ, ở phần chân (footer) của chứng từ). Ví dụ, khi chứng từ bảo hiểm được phát hành và ký “AA”  ở trường ký tên nhưng thể hiện “AA Insurance Ltd” [địa chỉ], [thông tin liên lạc] ở phần chân của chứng từ. 

            Phù hợp với Điều28 (b) UCP 600, Dự thảo bổ sung quy định về trường hợp chứng từ bảo hiểm được phát hành hoặc ghi rõ rằng nó đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình và đã được ký. 

            Ngày, tháng

            Về ngày hiệu lực của chứng từ, ISBP 681 quy định không rõ ràng nên dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Dự thảo quy định chi tiết liên quan đến ngày, tháng  của chứng từ bảo hiểm như sau:

            Một chứng từ bảo hiểm không được  ghi ngày chấm dứt hiệu lực xuất trình yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm.

            Một chứng từ bảo hiểm không được ghi rằng bảo hiểm có hiệu lực trễ hơn ngày giao hàng.

            Khi một chứng từ bảo hiểm ghi ngày phát hành trễ hơn ngày giao hàng, thì nó phải ghi rõ rằng bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày giao hàng bằng cách ghi thêm hoặc ghi chú:

(i)        rằng bảo hiểm có hiệu lực từ ngày giao hàng; hoặc

(ii)       rằng bảo hiểm “bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở từ kho đến kho “ (coverage is effected from warehouse to warehouse basis) hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

             Trường hợp chứng từ bảo hiểm không ghi bất kỳ ngày nào thể hiện đó là ngày phát hành hoặc ngày hiệu lực của bảo hiểm, thì ngày ký đối ứng (countersignature date) sẽ được xem là ngày hiệu lực của bảo hiểm.

             Số tiền bảo hiểm 

            Dự thảo quy định bổ sung: “Không có yêu cầu đối với phạm vi bảo hiểm phải được tính đến nhiều hơn hai số thập phân”. 

            Dự thảo cũng quy định cho phép phạm vi bảo hiểm có thể được thể hiện bằng hai chứng từ bảo hiểm riêng biệt hoặc hoặc nhiều hơn miễn là  tổng số tiền của các chứng từ bảo hiểm tương ứng it nhất phải bằng số tiền bảo hiểm được yêu cầu tại Điều 28(f)(ii) UCP 600. 


            Liên quan đến yêu cầu ký hậu bảo hiểm, Dự thảo quy định rõ hơn:

            Chứng từ bảo hiểm phải được phát hành hoặc ký hậu để quyền nhận tiền bồi thường được thực hiện vào hoặc trước khi chuyển giao các chứng từ. Do vậy, khi L/C không quy định đối với bên được bảo hiểm, thì chứng từ bảo hiểm ghi các yêu cầu bồi thường sẽ trả theo lệnh của người gửi hàng, người thụ hưởng L/C hoặc đại lý được ủy quyền của người thụ hưởng, người gửi hàng hoặc một đơn vị nêu đích danh,  chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu bởi những người đó.

             Phí bảo hiểm

            ISBP 681 không có quy định về phí bảo hiểm. Dự thảo bổ sung quy định về phí bảo hiểm như sau:

            Trừ phi chứng từ bảo hiểm nêu rõ rằng phí bảo hiểm chưa được thanh toán, bất kỳ dẫn chiếu nào trên chứng từ liên quan đến việc thanh toán phí bảo hiểm sẽ không được xem xét.


            MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

            Yêu cầu cơ bản và việc hoàn thành chức năng

            ISBP 681 quy định chung chung rằng yêu cầu đối với một chứng nhận xuất xứ sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình một chứng từ, có ghi ngày, tháng và chữ ký, chứng nhận xuất xứ của hàng hóa. Dự thảo sửa đổi quy định này rõ hơn như sau:

(i)        Khi L/C yêu cầu xuất trình một chứng nhận xuất xứ, điều này sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình một chứng từ đã ký bao gồm một GSB Form A, EUR.1 hoặc tương tự như vậy, thể hiện có liên quan đến hàng hóa trên hóa đơn và chứng nhận xuất xứ của chúng.

(ii)        Khi L/C yêu cầu xuất trình một mẫu (form) chứng nhận xuất xứ cụ thể chẳng hạn như một GSP Form A, EUR.1, thì chứng từ xuất trình phải theo form được yêu cầu.


            Nội dung của chứng nhận xuất xứ

            Dự thảo quy định bổ sung:

            Một chứng nhận xuất xứ có thể ghi số hóa đơn, ngày hóa đơn và hành trình giao hàng khác với một hay nhiều chứng từ quy định cùng được một lần xuất trình, miễn là nhà xuất khẩu hoặc người gửi hàng thể hiện trên chứng nhận xuất xứ không phải là người thụ hưởng đã phát hành hóa đơn xuất trình theo L/C. 

            KẾT LUẬN

            Như đã nêu ở phần mở đầu, có thể còn quá sớm để nêu ra những điểm mới của ISBP vào thời điểm này bởi đây mới chỉ là bản dự thảo sửa đổi thứ ba. Chắc chắn tại cuộc họp của  Ủy ban Ngân hàng ICC tại Doha, Qatar vào tháng 3/2012 các chuyên gia sẽ còn góp ý sửa đổi, bổ sung. Người viết bài này sẽ cố gắng thông tin cho bạn đọc khi bản dự thảo sửa đổi ISBP cuối cùng chính thức được thông qua./.

            As presented in the introduction part, it’s too early to point out new amendments of the draft ISBP because this is the thirdly revised version. The discussion of ICC Banking Commission made a decision to revise ISBP 681 at the ICC Banking Commission meeting held in Qatar in March 2012, the revised version which shall be surely further commented/ implemented by experts.  A writer will keep you updated when the final amended ISBP is available.

- Tải về/ Download: ISBP 681, English version